QUẢN LÝ DÒNG TIỀN TRONG KINH DOANH – TÌNH HUỐNG THỰC TẾ CỦA EVERGRANDE
Tháng 8, năm 2020, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã ban hành chính sách “ba lằn ranh đỏ” để thắt chặt tín dụng cho bất động sản, các khoản nợ khổng lồ của các công ty bất động sản Trung Quốc chính là yếu tố khiến giá nhà tăng cao, để bù đắp lại chi phí đi vay của họ. Từ năm 2008 đến năm 2023, giá nhà ở Trung Quốc đã tăng gấp 6 lần.
Tập đoàn Evergrande (tiếng Trung gọi là Tập đoàn Hằng Đại) thời điểm năm 2020 đang là một trong ba tập đoàn bất động sản lớn nhất Trung Quốc, ông Hứa Gia Ấn – chủ tịch của Evergrand cũng được xếp hạng là người giàu thứ 3 của Trung Quốc, một trong những người giàu nhất Châu Á với giá trị tài sản ước tính trên 30 tỷ USD. Tuy nhiên, ngay sau khi Trung Quốc thắt chặt tín dụng, tập đoàn Evergrande đã làm vào khủng hoảng nợ, khi vào tháng 9, 2021 công ty xếp hạng tín nhiệm lớn của Mỹ – Fitch Rating tuyên bố Evergrande đã bị “vỡ nợ giới hạn” tức là đã vỡ nợ nhưng chưa nộp đơn phá sản, xin thanh lý tài sản.
Chi tiết các nội dung này và phân tích tình huống thực tế của Evergrande sẽ có trong Chương trình về Tài chính và Quản trị doanh nghiệp – Corporate Governance and Finance (CGF) tuần này trên Kênh Tài chính & Kinh doanh.
Link: https://www.youtube.com/watch?v=_8aN2ZBhmoY
Evergrand không chỉ thực hiện kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản mà họ còn mở rộng nhanh chóng sang lĩnh vực xe tô điện (Evergrande New Energy Auto), sản xuất truyền thông và Internet (HengTen Networks), công viên giải trí (Evergrande Fairyland), câu lạc bộ bóng đá (Guangzhou FC), nước khoáng và công ty thực phẩm (Evergrande Spring)… Chính điều này cũng khiến tình hình tài chính của họ bị suy yếu.
Điều này cho thấy mặc dù là tập đoàn lớn hàng đầu Trung Quốc, với rất nhiều công ty con ở trong nước cũng như trên thế giới nhưng việc quản lý dòng tiền trong kinh doanh để đáp ứng yêu cầu về khả năng thanh toán chưa được thực hiện hiệu quả. Khi dòng tiền từ hoạt động kinh doanh chính chưa mang lại sự ổn định rõ ràng thì việc chi tiêu quá nhiều vào hoạt động đầu tư dẫn đến nhu cầu huy động quá nhiều vốn từ hoạt động tài chính dẫn đến chi phí huy động vốn ăn mòn vào lợi nhuận, tạo áp lực về khả năng thanh toán, dần dần dẫn đến mất khả năng thanh toán.
Vậy dòng tiền là gì và quản lý dòng tiền trong kinh doanh như thế nào?
Dòng tiền là tổng lượng tiền mà một tổ chức thu được hoặc chi trả trong một khoảng thời gian cụ thể, bao gồm các dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính (thu tiền bán hàng, chi tiền mua hàng, chi cho chi phí hoạt động thường xuyên, chi trả nợ, nộp thuế,…), dòng tiền từ hoạt động đầu tư (mua sắm máy móc, thiết bị, đầu tư mở rộng, mua công cụ nợ, và thu hồi tiền từ các hoạt động này) và dòng tiền hoạt động tài chính (nhận vốn góp, đi vay ngân hàng, trả nợ vay, trả cổ tức,…).
Quản lý dòng tiền trong kinh doanh là việc theo dõi, phân tích và tối ưu hóa dòng tiền – tức là lượng tiền mặt thực tế vào và ra khỏi doanh nghiệp. Mục tiêu của quản lý dòng tiền là đảm bảo doanh nghiệp luôn có đủ tiền mặt để duy trì hoạt động, thanh toán các khoản nợ đúng hạn và đầu tư cho phát triển.
Ngoài ra, Quý vị có thể tải và đọc tài liệu đầy đủ về nội dung chia sẻ tuần này Tại đây!
Nếu Quý vị có thắc mắc hoặc có nhu cầu tìm hiểu thêm về các dịch vụ liên quan đến tư vấn tài chính và tư vấn về quản trị công ty vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin Tại đây!
Trân trọng,